Mách bạn 10+ lưu ý khi thiết kế nội thất phòng tắm nhà phố cực đẹp 2024
Mách bạn 10+ lưu ý khi thiết kế nội thất phòng tắm nhà phố cực đẹp 2024
Thiết kế nội thất phòng tắm nhà phố là hạng mục được rất nhiều chủ nhà chú trọng vì đây cũng nơi thường xuyên được lui tới. Vậy 10+ lưu ý khi thiết kế nội thất nhà phố cho phòng tắm cực đẹp 2024 là gì? Cùng Kingdom Home tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Những lưu ý khi thiết kế nội thất phòng tắm nhà phố được các kiến trúc sư thường xuyên áp dụng
Dưới đây là các lưu ý được kiến trúc sư lâu năm trong ngành nội thất áp dụng mà bạn không nên bỏ qua
1. Thiết kế nội thất phòng tắm nhà phố nên lưu ý đến vị trí xây dựng không gian tắm
Nhà vệ sinh nên được đặt ở nơi thuận tiện cho hoạt động đi lại và có sự thoáng khí. Nếu 1 tầng có 2 hoặc 3 phòng ngủ thì vị trí của nhà vệ sinh nên ở tâm điểm tiện lợi cho tất cả các phòng.
Đối với nhà phố không được vuông vắn thì những góc thừa sẽ là nơi thích hợp để đặt nhà vệ sinh, điều này vừa hợp phong thủy vừa khiến cho các không gian khác được vuông vức hơn.
Căn nhà ống nhiều tầng thì sẽ dựa theo trục đứng để lắp đặt phòng vệ sinh nhằm bố trí điện nước được hợp lý. Bạn cũng có thể thiết kế nhà vệ sinh ở cuối cùng căn nhà với mục đích hạn chế đối diện với cửa ra vào, cửa phòng ngủ hay phòng bếp.
Nhà tắm, nhà vệ sinh hướng vào phòng bếp hoặc sát cạnh phòng bếp là điều không nên vì dễ gây bất tiện và cảm giác mất vệ sinh.
Đừng thiết kế nội thất nhà tắm, nhà vệ sinh ở dưới cầu thang. Tuy đây thường là kiểu thiết kế thịnh hành ở những ngôi nhà nhỏ nhưng chắc chắn sẽ gây cảm giác bí bách, khó chịu khi sử dụng.
2. Phòng tắm nhà phố nên có bố cục và diện tích tương đồng với tổng thể ngôi nhà
Không gian tắm đẹp không chỉ đơn thuần là sắp xếp nhiều đồ nội thất đẳng cấp, mà còn cần có sự liên quan đến tổng thể của bố cục và diện tích căn phòng nhà phố.
Tương tự với phòng tắm, diện tích không gian này không nên quá rộng vì nhu cầu sử dụng phòng tắm khá ít.
Xét theo thiết kế nội thất nói chung và thiết kế phòng tắm nói riêng, các kiến trúc sư lành nghề luôn nghiên cứu kỹ 2 yếu tố quan trọng là diện tích và mặt bằng để phân chia bố cục thật hợp lý, hãy tính toán thật cẩn thận để các công trình phụ không chiếm nhiều diện tích sử dụng đối với các khu vực chính. Việc duy trì sự cân bằng sẽ đảm bảo tổng thể không gian nội thất nhà tắm của bạn trở nên khoa học và hoàn thiện hơn.
3. Phong cách thiết kế cho nội thất nhà tắm
Bất kể nhà tắm của bạn theo xu hướng thiết kế nhà tắm đơn giản, hiện đại hay “sang chảnh” thì hãy lưu ý, thiết kế phòng tắm theo phong cách nào cũng nên dựa vào diện tích không gian căn phòng để từ đó có sự lựa chọn chính xác.
Cân nhắc lựa chọn phong cách thiết kế sẽ giúp bạn xác định được đồ nội thất và trang trí sao cho hài hòa và phù hợp nhất.
4. Xem xét bố trí các vật liệu có độ bền cao, chịu nước, chống trơn trượt
Nghiên cứu và những con số thống kê đã cho thấy rằng tỷ lệ gặp tai nạn đáng tiếc trong phòng tắm là tương đối cao. Nguyên nhân chính dẫn đến chuyện này đến từ sự trơn trượt hoặc sự chật hẹp, không khoa học trong không gian phòng tắm.
Nhà tắm có đặc thù là sự ẩm ướt, sàn và tường luôn tiếp xúc nhiều với nước. Để đảm bảo mức độ an toàn cho các thành viên trong gia đình, khi thiết kế nội thất, bạn nên có sự tính toán để lựa chọn vật liệu phù hợp.
Để khắc phục vấn đề này, các kiến trúc sư luôn tư vấn cho chủ sở hữu rằng nên sử dụng các loại gạch, đá lót sàn có chất lượng tốt, đặc tính chịu nước cao, nhanh khô, có độ nhám và chống trượt tốt, dễ dàng vệ sinh.
Một số loại vật liệu nội thất và trang trí phòng tắm hiện nay trên thị trường cho phép bạn thoải mái lựa chọn như: kính cường lực, đá, gạch,…
Tuy nhiên, đồ nội thất gỗ trong phòng tắm luôn được hạn chế khi kiến trúc sư tư vấn cho khách hàng, nhằm tránh việc đồ dùng xuống cấp quá nhanh, hoặc nếu dùng các món nội thất gỗ thì nên có những biện pháp chống ẩm và thông gió đi kèm.
Các ổ cắm cũng nên được bao bọc khi ở trong phòng tắm nhà phố, bởi tấm nhựa cách điện. Hãy đặt chúng ở những vị trí xa vòi nước để hạn chế hiện tượng chập điện, cháy nổ.
Hiện nay, phòng vệ sinh hay có xu hướng được thiết kế tích hợp khu vực tắm và lavabo để tối thiểu diện tích sử dụng cũng như tiện lợi cho sinh hoạt.
Bạn có thể phân cấp nhỏ bằng vách ngăn kính cường lực hoặc dùng rèm che không thấm nước,… để ngăn vùng tắm ẩm ướt với khu vệ sinh chung của gia đình.
5. Bố trí hệ thống nội thất thông gió trong phòng tắm
Hệ thống thông gió vô cùng cần thiết để lắp đặt cho một nơi ẩm ướt như phòng tắm. Đây là yêu cầu quan trọng khi thiết kế nội thất không gian này. Hãy chú ý trang trí hệ thống thông gió hợp lý với hệ thống chiếu sáng để đảm bảo nơi này luôn thông thoáng, hạn chế mùi hôi, ẩm mốc và tích cực tăng độ bền cho các thiết bị khác trong nhà tắm.
Cửa thông gió nên thường xuyên mở nhằm lưu thông khí cho nhà vệ sinh. Độ thoáng khí tốt sẽ phát huy tối đa công năng tăng cao tính thẩm mỹ.
6. Cân nhắc lựa chọn tường và sàn phòng tắm nhà phố
Khá nhiều hóa chất tẩy rửa được tiếp nhận trong phòng tắm, do đó bạn cần lựa chọn vật liệu có tính chống thấm tốt, chống mục cao, không ố màu và mài mòn. Tuy nhiên việc lựa chọn nên dựa vào kinh phí của bạn.
Mặt sàn của nhà vệ sinh phòng tắm cần có lỗ thoát nước mạnh cùng độ nghiêng nhất định để tránh ứ đọng nước sẽ gây trơn trượt, tạo ra khí không tốt cho ngôi nhà.
7. Cung cấp đầy đủ ánh sáng cho nhà vệ sinh phòng tắm
Một yếu tố quan trọng cũng tác động rất nhiều đến độ thẩm mỹ chính là ánh sáng. Một lưu ý trong thiết kế nội thất phòng tắm nhà phố mà bạn cần chú trọng đó là hệ thống ánh sáng, đặc biệt hơn cả là ánh sáng tự nhiên. Nếu khéo léo kết hợp với các chất liệu nội thất khác sẽ khơi gợi cảm giác thư giãn, tươi mát hay nét quyến rũ cho nơi này. Ngoài ra phòng tắm ngập tràn ánh sáng tự nhiên cũng tối đa hóa hiệu ứng không gian rộng rãi, thoáng đãng hơn.
Ngược lại, nếu thiếu ánh sáng, nhà tắm sẽ gây bức bối, mệt mỏi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển và có hại đến sức khỏe của người sử dụng
8. Màu sắc trong trang trí không gian nhà tắm
Xét theo phương diện màu sắc trang trí, phòng vệ sinh thuộc hệ thủy, nên màu phù hợp nhất là màu trắng thuộc kim, màu lam thuộc thủy. Những màu này gợi sự thanh nhã và đưa đến cảm giác sạch sẽ, yên tĩnh. Không nên dùng màu sơn tường hay gạch lát màu đỏ tươi, màu sẫm dễ sinh nóng bức, chật chội.
Cân nhắc màu sắc, họa tiết trên nền gạch giúp tăng tính thu hút và tạo điểm nhấn đẹp mắt cho khu vực này.
9. Phong thủy trong nội thất phòng tắm
Xây nhà vệ sinh có rất nhiều điều kiêng kỵ mà bạn cần lưu ý để tránh phạm phải phong thủy xấu, thu hút điều không may mắn. Một số lưu ý về phong thủy nhà tắm cần biết:
- Nhà vệ sinh nên đặt theo nguyên tắc “tọa hung hướng cát” khi xét yếu tố phong thủy, qua đó, khu vệ sinh nên đặt vào các hướng không tốt, tránh hướng lành.
- Bản chất vốn dĩ là không sạch sẽ, vì vậy phòng vệ sinh nên hạn chế xây ở vị trí trung tâm của ngôi nhà phố, gây tích tụ uế khí, ảnh hưởng xấu đến các sao lành, vận khí của gia đình.
- Nhà tắm đặt trong phòng ngủ nếu có bồn cầu hướng xung thẳng tới hướng đầu giường hoặc giữa giường của chủ nhà trong phòng ngủ đều không tốt. Đầu giường ngủ bị xung dễ sinh bệnh cho chủ nhân, giảm thiểu tối đa năng lực sinh tài.
- Cửa phòng vệ sinh nhà tắm kỵ xung với cửa chính, cửa nhà bếp và phòng ngủ vì dễ đảo lộn tài vận gia đình. Bạn không thể cải sửa được điều này nên hãy dùng một tấm gương bát quái treo phía sau cửa chính để xua đuổi uế khí.
- Không nên để nhà vệ sinh nhìn thẳng ra cửa chính tạo thành một đường thẳng hay đối diện ngay mắt người nhìn ở cửa chính sẽ giảm tính mỹ quan và dễ dàng dẫn đến bệnh tật, không tốt đến sức khỏe người gia chủ.
Vừa rồi là 10+ lưu ý khi thiết kế nội thất phòng tắm nhà phố cực đẹp 2024. Kingdom Home rất mong qua bài viết này, bạn đã biết những lưu ý quan trọng có thể áp dụng khi thiết kế nội thất nhà phố cho phòng tắm của bản thân để phù hợp với tổng thể căn nhà. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần chúng tôi giải đáp bất cứ vấn đề gì, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!