Mâm Cơm Ngày Tết 3 Miền - Hương Vị Bắc, Trung, Nam Hòa Quyện
Tết Nguyên Đán không chỉ là dịp để các gia đình sum họp mà còn là thời điểm để mỗi miền đất nước cùng nhau thể hiện nét văn hóa ẩm thực độc đáo qua mâm cơm ngày Tết. Từ Bắc, Trung, Nam, mỗi vùng miền đều mang một phong cách chế biến, nguyên liệu cũng như món ăn đặc trưng. Từ đó tạo nên một bức tranh đậm chất bản sắc dân tộc. Vì vậy, bài viết dưới đây KingDom Home sẽ gợi ý cho bạn mâm cơm ngày Tết 3 miền vô cùng hấp dẫn.
Mâm cơm ngày Tết miền Bắc - Cổ điển, cầu kỳ nhưng tinh tế
Vùng đất Bắc Bộ, cái nôi của văn hóa Việt, luôn gìn giữ những giá trị truyền thống trong từng chi tiết của mâm cơm Tết. Với người miền Bắc, một mâm cỗ Tết đúng nghĩa không chỉ cần đầy đủ món ăn mà còn phải đảm bảo yếu tố hài hòa về âm – dương, nóng – lạnh, chua – cay – mặn – ngọt.
Các món ăn đặc trưng:
- Bánh chưng: Biểu tượng của Tết miền Bắc, với hình vuông tượng trưng cho đất, được gói ghém từ gạo nếp dẻo thơm, nhân đỗ xanh, thịt mỡ và lá dong xanh mướt.
- Thịt đông: Món ăn độc đáo chỉ miền Bắc mới có, được nấu từ thịt chân giò và mộc nhĩ, để lạnh tự nhiên, tạo nên vị mát lành, béo ngậy nhưng không ngán.
- Canh măng chân giò: Chân giò được hầm mềm kết hợp với măng tươi dai giòn sần sật, nước dùng thanh ngọt, đậm đà, ăn cùng bún tươi vô cùng tuyệt vời.
- Dưa hành: Vị chua thanh nhẹ nhàng của dưa hành giúp cân bằng độ béo của các món chính, vừa ngon miệng vừa dễ tiêu hóa.
- Nem rán: Một món ăn quen thuộc, được chế biến cầu kỳ với nhân thịt, mộc nhĩ, miến, cà rốt... Từng cuốn nem giòn rụm, thơm lừng không thể thiếu trên mâm cỗ Tết.
- Chè kho: Hương vị beo béo hòa quyện với đậu xanh và đường tạo nên một món ăn ngọt ngào, đậm vị cho ngày xuân năm mới.
Không khí se lạnh của miền Bắc vào những ngày đầu năm càng làm cho các món ăn thêm phần hấp dẫn, khiến bất cứ ai cũng cảm nhận được sự ấm áp, sum vầy của gia đình.
Mâm cơm ngày Tết miền Trung: Đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn
Người miền Trung vốn nổi tiếng với sự tiết kiệm, tỉ mỉ và khéo léo, điều này thể hiện rõ nét qua các món ăn ngày Tết. 1 mâm cỗ cúng đơn giản nhưng vừa đảm bảo phải ngon, phải đẹp, hài hòa về màu sắc và đầy đủ ý nghĩa.
Các món ăn đặc trưng:
- Bánh tét: Khác với bánh chưng miền Bắc, bánh tét miền Trung được gói dài, bọc ngoài bởi lá chuối. Nhân bánh không chỉ có thịt mỡ, đậu xanh mà còn có cả nhân ngọt như chuối, tạo sự phong phú trong hương vị.
- Thịt heo ngâm nước mắm: Đây là món ăn đặc sản với thịt heo được ngâm trong hỗn hợp nước mắm thơm lừng, ăn kèm với dưa món, bánh tráng cuốn.
- Dưa món: Sự kết hợp giữa các loại củ quả như cà rốt, đu đủ, củ cải phơi khô và ngâm chua ngọt. Vị giòn giòn chua chua làm tăng hương vị cho các món mặn.
- Chả bò, tré: Hai món ăn đặc trưng của miền Trung, với hương vị đậm đà, cay nhẹ, là niềm tự hào của người dân nơi đây.
- Bò kho mật mía: Một món ăn lạ miệng với vị ngọt đậm đà từ mật, cay xé lưỡi của ớt rồi nhẫn nhẫn đến từng lớp thịt của gia vị từ rừng.
- Ram cuốn: Giòn rụm, béo ngậy của tôm thịt, cuốn cùng lá cải cay có vị nhẫn nhẹ, chấm với nước mắm cá cơm “bắt miệng đến kì lạ.
Mâm cơm Tết miền Trung không chỉ đơn thuần là món ăn mà còn là cách người dân gửi gắm tình yêu thương, sự đoàn kết trong gia đình và lời chúc phúc cho năm mới.
Mâm cơm ngày tết miền Nam: Phóng khoáng, tươi vui, sáng tạo
Trái với các vùng miền khác, miền nam được thiên nhiên ban tặng với nhiều đặc sản và cây ăn trái phong phú, đa dạng. Người dân miền Nam phóng thoáng, không câu nệ hình thức nên mâm cơm ngày tết cũng được sáng tạo vô cùng phong phú.
Các món ăn đặc trưng:
- Bánh tét miền Nam rất đa dạng về nhân như: đậu xanh, hạt điều, trứng muối, chuối, dừa,... Bên cạnh đó, phần vỏ bánh cũng được nhuộm nhiều màu sắc khác nhau như: xanh của lá dứa, tím của lá cẩm,... thêm phần hấp dẫn, bắt mắt.
- Thịt kho hột vịt: Một món ăn không thể thiếu, với thịt heo và trứng vịt kho mềm trong nước dừa, tạo nên vị ngọt béo đặc trưng.
- Canh khổ qua nhồi thịt: Không chỉ ngon mà còn mang ý nghĩa xua đi khó khăn, chào đón may mắn trong năm mới.
- Củ kiệu tôm khô: Sự kết hợp tuyệt vời giữa củ kiệu chua giòn và tôm khô đậm vị, là món ăn kèm lý tưởng.
- Lạp xưởng: Lạp xưởng miền Nam thường có vị ngọt đậm, được chiên vàng ươm, thơm phức.
Mâm cơm miền Nam không chỉ đa dạng về món mà còn luôn tràn ngập màu sắc, thể hiện sự vui tươi, lạc quan của người dân vùng sông nước.
Mâm cơm Tết là biểu tượng của sự sum vầy, đủ đầy, nhưng để trọn vẹn, không gian sống cũng cần được chăm chút. Một căn nhà có nội thất ấm cúng và hài hòa sẽ làm cho những khoảnh khắc ngày xuân thêm phần ý nghĩa. Nếu bạn đang có nhu cầu cải tạo cũng như thiết kế nội thất cho căn nhà mới của mình, tham khảo ngay dịch vụ thiết kế thi công nội thất tại KingDom Home. Hãy bắt đầu đón Tết bằng việc nâng cấp tổ ấm của bạn!
Có thể bạn quan tâm >>
Mâm cúng ông Táo miền Bắc, Trung, Nam: Đặc trưng và ý nghĩa